Các “chuyên gia” chăn nuôi tại nước ta vẫn đang chăn nuôi dựa theo kinh nghiệm và chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đặc biệt là những trang trại quy mô vừa (50 – 150 heo nái). Có một trong những khía cạnh trong quản lý trang trại heo nái công nghiệp rất quan trọng đó là các “thông số trại nái”. Một khái niệm khá mới với tôi cũng như nhiều người đang chăn nuôi khác, tuy nhiên nó không quá xa lạ với mỗi người chăn nuôi vì ngày ngày chúng ta nhìn thấy nó, làm nó tốt lên mà không để ý đến hay chưa chú trọng tới.
Việc cải thiện các thông số trại nuôi heo nái trong chăn nuôi công nghiệp ở nước ta hiện vẫn chưa được các chủ trại thực sự quan tâm. Các chủ trại chăn nuôi vẫn đang tìm cách giảm chi phí chăn nuôi bằng nhiều cách trong đó có những giải pháp không thực sự mang lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó (ví dụ như: hạn chế sử dụng thuốc bổ, điện giải. Hạn chế dùng kháng sinh phòng bệnh. Lựa chọn thức ăn kém chất lượng hơn . . .) Thay vào đó, người chăn nuôi chúng ta nên áp dụng các khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi, đây mới là cách giảm thiểu chi phí, giảm giá thành mà lại phát triển bền vững.Việc cải thiện thông số trại nuôi heo nái là một trong những giải pháp được nhiều trại áp dụng thành công và rất bền vững đó là nâng cao hiệu quả chăn nuôi, nâng cao sức sản xuất của trại bằng cách cải thiện các thông số trạinuôi heo nái.
Với mỗi trại chăn nuôi heo công nghiệp thông số trại nái tức là tỷ lệ mỗi loại nái trên tổng số heo nái trong trại.
Với một trại chăn nuôi heo nái ta cần biết chỉ số cơ cấu đàn chăn nuôi
Cơ cấu đàn chăn nuôi của trại cần tính toán là sao số heo nái trong trại
Đẻ lứa |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
>9 |
Tỷ lệ heo nái (%) |
17 |
15 |
14 |
13 |
12 |
11 |
10 |
5 |
3 |
Tỉ lệ thay đàn 33% ví dụ đối với trại 600 heo nái thì trong 1 năm cần thay 198 con, 1 tháng cần thay 17 con và 1 tuần cần thay 4 con.
Tỉ lệ heo đực giống/heo nái = 1/60 (chú ý heo đực giống khai thác tinh nhân tạo và trại phối tinh nhân tạo 100%)
Ghi chú: Heo hậu bị phối mang bầu được gọi là lứa 1, đẻ xong 1 lứa gọi là lứa 2.
Thông số cơ cấu heo nái trong trại
Tất cả heo nái trong trại cần được chia theo các nhóm sau: nhóm heo mang thai, nhóm heo nuôi con, nhóm heo cai sữa và nhóm heo chờ phối (heo bị lốc, chưa lên giống . . .)
Bảng nhóm heo nái tại trại
Nhóm nái |
Tuần |
Mang thai |
16,3 |
Nuôi con |
3 |
Nái cai sữa |
1 |
Phối lại và lốc |
1 |
tổng cộng |
21,3 |
Như vậy để tính số heo nái đẻ trên tuần ta lấy tổng số heo chia cho 21,3. Từ đó có thể tính được số nái phối trên một tuần (số nái phối trên một tuần bằng số nái đẻ chia cho tỷ lệ phối đậu)
Hiện nay với những trại có tỷ lệ phối đậu là 90% thì:
- Tỷ lệ heo nái đẻ trên tuần là 4,6 – 4,7%
- Tỷ lệ nái cần phối trên tuần là 5,1 – 5,2%
Ví dụ: trại 600 heo nái, tỷ lệ phối thành công là 90%.
Số heo nái đẻ một tuần là 600/21,3 = 28 heo đẻ → số heo cần phối mỗi tuần bằng 28 x 100 : 90 = 31 heo.
Như vậy trại sẽ có
- Số lượng heo nái chờ đẻ = 28 (nái)
- Số lượng heo nái nuôi con = 84 (nái)
- Số lượng heo nái mang thai từ 1 → 15 tuần = 429 (nái)
- Số lượng heo nái cai sữa = 28 (nái)
- Số heo chờ phối = 31 heo
Cơ cấu chuồng nuôi tại trại.
Dựa vào các thông số về cơ cấu trại nái ta có thể biết được cơ cấu chuồng nuôi heo nái phù hợp.
+ Tỉ lệ heo nọc/heo nái là 1/60
+ Chuồng heo nái mang thai: Số lượng heo nái x (5,2% heo phối/tuần) x 16 tuần
+ Chuồng heo nái đẻ: Số lượng heo nái x (4,68% heo đẻ/tuần) x 6 tuần
+ Chuồng cách ly: Số hậu bị thay đàn/tháng x 2 tháng.
Bảng tỷ lệ số chuồng cho trại 600 nái
Chuồng heo nọc |
10 |
Chuồng heo nái mang thai |
499 |
Chuồng heo nái đẻ |
168 |
Chuồng cách ly |
Nhốt được 40 heo hậu bị |
Như vậy mỗi trại chăn nuôi heo nái chuyên nghiệp cần hiểu rõ các chỉ số về số heo đẻ trên tuần, số heo cần phối trên tuần và chỉ số heo cần loại thải cũng như bổ sung vào đàn nái để có được kế hoach nuôi thịt cũng như kế hoạch. Việc nâng cao các chỉ số trại là một trong những yếu tố giúp trại của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Trên đây là các thông số lý thuyết mà các trại cần hướng tới để nâng cao sức cạnh tranh của trại trong thời kỳ hội nhập, đưa chăn nuôi nước ta vươn ra thế giới một cách bền vững.
Nguồn: channuoivietnam.com